Occasion-based marketing đem lại hiệu quả đáng kể về mặt doanh thu
Mỗi dịp Tết đến, các clip quảng cáo của Pepsi, Coca Cola hay Neptune luôn tạo ra hiệu ứng “khủng” đồng thời thu về lượng tương tác xã hội lớn. Các thương hiệu này đã tận dụng dịp Tết, viết nên những thông điệp chạm vào trái tim của khách hàng và giúp họ giải tỏa “nỗi đau” về nhu cầu hàng hóa. Đó chính là ví dụ điển hình cho Occasion-based marketing - một trong những chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất hiện nay. Vậy làm thế nào để tối ưu hóa quá trình quảng bá theo từng dịp đặc biệt? Hãy để Tâm Nghĩa chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm nhé!
Occasion-based marketing là gì?
Occasion-based marketing lôi kéo khách hàng bằng cách chạm vào trái tim họ
Occasion-based marketing là chiến lược quảng bá vào những dịp đặc biệt nhằm giúp doanh nghiệp tạo sự tương tác với khách hàng của mình bằng cách lôi kéo và đáp ứng đúng nhu cầu của họ tại thời điểm đó để tăng doanh thu. Những thời điểm “vàng” trong Occasion-based marketing có thể kể đến như Giáng sinh, Tết Nguyên đán, Trung Thu…
Lợi ích của Occasion-based marketing là gì?
Occasion-based marketing đem lại cho doanh nghiệp cơ hội kết nối với khách hàng
Occasion-based marketing được xem là chiến thuật quảng bá “đúng người, đúng thời điểm” vì nó đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội gia tăng doanh số và tương tác mạnh mẽ với khách hàng.
1. Khách hàng mục tiêu
Occasion-based marketing là phương án giúp marketer thực hiện các chiến dịch kinh doanh đạt hiệu quả cao nhờ việc quan tâm đúng nhu cầu của khách hàng tại thời điểm đó. Cũng là chiến dịch đó, nhưng nếu thực hiện ở thời điểm khác, có thể thương hiệu không thể chạm đến khách hàng mục tiêu. Những đoạn phim quảng cáo đầy ý nghĩa của Coca Cola vào những dịp Tết Nguyên Đán chính là ví dụ điển hình.
2. Cải thiện doanh thu
Nhờ khả năng giúp thương hiệu tương tác tốt hơn với khách hàng mục tiêu, Occasion-based marketing ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng, thúc đẩy họ mua hàng. Do đó, doanh nghiệp có thể cải thiện lượng tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu đáng kể.
3. Định vị thương hiệu
Occasion-based marketing có thể giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trong thời điểm quảng bá. Lấy Kit Kat làm ví dụ. Tên thế giới có rất nhiều thương hiệu socola nổi tiếng, nhưng với thông điệp “Hãy dừng một ngày để yêu”, Kit Kat hoàn toàn tạo nên sự khác biệt, lôi cuốn khách hàng trong dịp Valentine.
Yếu tố để có được Occasion-based marketing thành công
Occasion-based marketing hiệu quả và thành công đòi hỏi kỹ năng của marketer
1. Hiểu rõ khách hàng
Thấu hiểu khách hàng chính là trọng điểm giúp thương hiệu giải bài toán “nỗi đau” của họ, giúp họ đáp ứng được nhu cầu của bản thân trong thời điểm cần thiết nhất. Với khách hàng tiềm năng cũng vậy, việc nhận ra giá trị của bản thân thông qua sự thấu hiểu của thương hiệu sẽ tạo tiền đề cho sự gắn bó lâu dài.
2. Xác định khách hàng mục tiêu
Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu không những giúp đội ngũ sale có thể tăng doanh số bán hàng mà còn giúp các chiến dịch marketing hiệu quả hơn. Thương hiệu sẽ nắm bắt được phân khúc sản phẩm phù hợp với nhóm đối tượng nào, tại thời điểm nào để tạo ra những thông điệp giá trị.
3. Nắm bắt tình hình
Doanh nghiệp có thể thông qua các lượt likes, từ khóa tìm kiếm, lượt truy cập của khách hàng để nắm bắt thông tin tương tác thời gian thực về từng khách hàng. Đây là những thông tin đắt giá để đưa ra những chiến lược Occasion-based marketing hiệu quả, thành công.
4. Sử dụng các công cụ phản hồi
Trong marketing, việc chủ động đưa ra những phản hồi đơn giản và tích cực luôn đạt hiệu quả cao, nhất là đối với đối tượng khách hàng khó tính. Vì vậy, hãy tận dụng những phản hồi này để chiến lược Occasion-based marketing của bạn thêm phần thực tế. Thay vì gửi email xác nhận đơn hàng thông thường, hãy cam kết với khách hàng về thời gian và lịch trình hàng hóa đến tay họ.
Đo lường, hiệu chỉnh và tiếp tục quy trình
Kỹ năng cuối cùng quyết định sự thành công của những chiến dịch Occasion-based marketing chính là xem xét lại toàn bộ quá trình, đo lường sự hiệu quả để có sự điều chỉnh phù hợp cho những dịp sau.
Khi nào nên áp dụng Occasion-based marketing?
Occasion-based marketing sẽ đem lại hiệu quả cao trong những dịp nhất định
1. Ngày đặc biệt
Mỗi thương hiệu nên đặc biệt chọn lựa một hoặc một vài ngày đặc biệt để tạo sự nổi bật trên các nền tảng, diễn đàn và website bán hàng trực tuyến. Đó có thể là dịp sinh nhật thương hiệu, ngày hội giảm giá thường niên… Điều này nhằm giúp khách hàng cứ đến ngày đó là nhớ đến thương hiệu.
2. Thời điểm đặc biệt
Mỗi một nhóm đối tượng khách hàng thường có những thời điểm đặc biệt khác nhau. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những thời điểm đắt giá này bằng cách khảo sát trên mạng xã hội, diễn đàn… Ví dụ, vào một khoảng thời gian nhất định trong tháng, người tiêu dùng sẽ nhận được lương. Đây là một dịp có tần suất xuất hiện cao, thương hiệu hoàn toàn có thể tận dụng để thúc đẩy doanh số bán hàng.
3. Mùa cao điểm
Đây là thời điểm đặc biệt dành cho những thương hiệu muốn dồn nguồn lực vào một khoảng thời gian cụ thể trong năm với các chiến thuật truyền tải thông điệp phù hợp. Mùa cao điểm thường kéo dài hơn ngày đặc biệt, phù hợp với những chiến dịch dài hơn, những thông điệp cà câu chuyện có kết cấu phức tạp hơn.
4. Các sự kiện đặc biệt, sự kiện nóng
Bắt trend luôn là kỹ năng cần thiết của mọi marketer. Các sự kiện nóng mặc dù khó dự đoán, khó tạo lập một kế hoạch chu toàn, nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn lao. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet, việc nắm bắt các sự kiện đặc biệt, sự kiện nóng trở nên dễ dàng hơn, giúp thương hiệu hòa mình vào cộng đồng người tiêu dùng, cùng chung mối quan tâm với họ.
Có thể nói, Occasion-based marketing là một trong những chiến lược marketing đem lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Nắm được những kỹ năng và thời điểm “vàng” để thực hiện chiến dịch, doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng nhận thức thương hiệu một cách rõ ràng hơn, giúp thương hiệu trở nên nổi bật, từ đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Nguon: MatBao